Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

CHƯƠNG TRÌNH CHẦU ĐẠI HỘI DI DÂN GIÁO PHẬN SÀI GÒN CHỦ ĐỀ: DI DÂN SỐNG NIỀM VUI GIA ĐÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO

CHƯƠNG TRÌNH CHẦU
ĐẠI HỘI DI DÂN GIÁO PHẬN SÀI GÒN
CHỦ ĐỀ: DI DÂN SỐNG NIỀM VUI GIA ĐÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO

1.    Tập trung cuối nhà thờ
2.    Đặt Mình Thánh cuối nhà thờ
3.    Rước vào nhà thờ - hát : Chúng con về nơi đây
Thứ tự đoàn rước: chia theo từng vùng Bắc – Trung - Nam

PHẦN 1: TỪ BỎ MÁI ẤM GIA ĐÌNH
1.    Giới thiệu các di dân đại diện các vùng trong cả nước:
2.    Nghe nhạc: Nỗi lòng xa xứ
3.    Tâm tình xa xứ:

PHẦN 2: CÁM DỖ NƠI ĐẤT KHÁCH
1.    Tâm tình
2.    Hát: Chúa Biết Lòng Con
3.    Tâm tình sám hối

PHẦN 3: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
1.    Lời Chúa: Mc 10, 2-12
2.    Chia sẻ

PHẦN 4: LỜI NGUYỆN
Lời nguyện kết
Phép lành Mình Thánh
Hát kết: Xin Vâng



CHƯƠNG TRÌNH CHẦU
ĐẠI HỘI DI DÂN GIÁO PHẬN SÀI GÒN
CHỦ ĐỀ: DI DÂN SỐNG NIỀM VUI GIA ĐÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO

PHẦN 1: TỪ BỎ MÁI ẤM GIA ĐÌNH
1.   Giới thiệu các di dân đại diện các vùng trong cả nước:

1.1.      Di dân Miền Bắc
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể! Chúng con là những anh chị em di dân đến từ miền Bắc xa xôi. Vượt ngàn dặm xa chúng con đến tận miền nam này để làm ăn sinh sống/ mang theo cả một truyền thống văn hoá làng xã/ gắn liền với cây đa/ cây đề/ hàng tre khóm trúc/ tiếng chuông nhà thờ mỗi sáng lại từ xa xa vọng về./ Vùng quê ấy yên bình làm sao,/ hiền hoà làm sao./ Nhưng lạy Chúa,/ cuộc sống mỗi thời mỗi khác,/ dù cho chúng con có siêng năng bán lưng cho trời bán mặt cho đất/ để cố giữ lấy gốc đa bến nước,/ có cố công cày cấy thì làm sao đủ sống khi mà người người/ ngày càng nhiều/ mà ruộng đất chỉ có một đôi ba công./ Rời bỏ vùng quê yên bình, chúng con lặn lội đến phương Nam ồn ào náo nhiệt này tìm kiếm công ăn việc làm/ mang theo cả một bầu trời ước mơ./ Để rồi bao nhiêu năm theo dòng đời đua chen,/ phiêu dạt nơi phồn hoa cát bụi,/ đôi khi cánh cò xưa lạc vào giấc mơ./ Nước qua cầu thời gian trôi mau,/ nơi bền lâu là nơi lắng sâu,/ là thiếu quê hương biết về đâu./ Thôi thì đành ở lại bên Chúa,/ một chốc lát thôi/ để được sống lại những phút yên bình ngày nào/ vốn đã bị sự ồn ào của phố thị nơi đây lấn át.


1.2.      Di dân Miền Trung
Lạy Chúa! Chúng con đến từ miền Trung đầy sỏi đá và nắng nóng./ Quê hương chúng con nghèo lắm,/ mùa đông thiếu áo,/ hè thời thiếu ăn./ Trời rằng,/ trời hành cơn lụt mỗi năm/ khiến đau thương tràn ngập khắp nơi./ Nhiều khi chúng con tự hỏi/ không biết Miền trung có phải là con ghẻ của mẹ thiên nhiên hay không/ mà hàng năm phải hứng chịu không biết bao nhiêu là thiên tai từ lũ lụt,/ giông bão,/ hạn hán/ giờ lại còn thêm ô nhiễm môi trường./ Việc xa quê hương/ có lẽ là việc làm khiến nhiều người dân miền Trung chúng con phải hối tiếc./ Nhưng biết làm cách nào bây giờ,/ chúng con phải đi thôi,/ phải xa nơi chôn nhau cắt rốn/ để kiếm tìm một cuộc sống tươi sáng hơn/ chỉ có việc làm nơi đây/ mới có thể giúp chúng con phần nào ổn định cuộc sống/ và góp phần giúp bố mẹ,/ các em nơi quê nhà bớt cực khổ.


1.3.      Di dân Miền Nam
Phải, Lạy Chúa! Chúng con nhớ thương lắm nơi làng quê niềm Nam thân yêu/ Người ta nói dân miền Nam phóng khoáng,/ vô tư,/ đời sống vui vẻ ít lo toan/ gắn liền với câu hò điệu lý, những làn điệu dân ca, những bài tân cổ giao duyên./ Hình ảnh những đồng lúa rộng mênh mông thẳng cánh cò bay gắn liền với ký ức mỗi người chúng con./ Xa quê, xa cánh đồng,/ con sông,/ xa gia đình/ làng xóm,/ chúng con đến đây mang theo nỗi niềm nhớ mong quê nhà đầm ấm tình quê, tình làng xóm. Dừng lại phút giây ít ỏi bên Chúa trong lúc này, chỉ mong ước sao cho gia đình nơi làng quê thân yêu luôn được bình yên. Nơi đó có bóng của mẹ lom khom bên bếp lửa, dáng cha liêu xiêu vác cuốc ra đồng, đàn em tung tăng nô đùa trên cánh đồng lúa bát ngát xa tít chân trời.

Tâm tình xa xứ  
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể!/ Chúng con là những anh chị em di dân,/ từ nhiều vùng miền khác nhau đến vùng đất Khiết Tâm này để lập nghiệp,/ với hy vọng nơi vùng đất an lành và trù phú này/ sẽ mang lại cho chúng con cuộc sống ấm no hạnh phúc./ Ít là hơn ở quê nhà,/ nơi chỉ có sỏi đá và nắng nóng./ Cuộc sống vất vả nơi đất khách quê người với cơm – áo – gạo – tiền/ chiếm hết ngày sống của chúng con./ Chúng con dường như chẳng có mong ước nào hơn/ ngoài ước mơ một công việc ổn định /hầu có đủ tiền trang trải cho bản thân và gia đình.
Lạy Chúa!/ Chúng con quỳ đây bên Chúa/ nhưng trong thâm sâu cõi lòng mỗi người chúng con/ là một nỗi nhớ thương quê nhà da diết./ Cái không khí se se lạnh của những ngày cuối năm/ tuy không quá lạnh như quê nhà/ nhưng không hiểu tại sao/ lòng mỗi người chúng con như co thắt lại./ Cuộc đời công nhân quanh năm bộn bề lo âu,/ những ngày cuối năm lại càng bận rộn hơn nữa/ bởi phải tăng ca,/ thôi thì chịu khổ chút xíu để về quê,/ may ra cũng có ít quà cho ba mẹ và các em./ Nhiều lúc chúng con tự hỏi:/ “Ta tìm gì đây giữa xa hoa thị thành?”/ để rồi ngày này qua ngày khác/ lúc nào cũng lùa phải vội chén cơm/ cho kịp giờ tăng ca.
Rời khỏi công ty,/ trở về  với căn phòng trọ sập xệ,/ ẩm mốc,/ hôi thối,/ nhiều bữa trời nóng oi bức như lửa thiêu /nhưng vẫn phải gượng cười để sống. /“Bạn bè quanh ta bao mọi miền quê xa. /Lưu lạc về đây sống tha phương từng ngày./ Phận đời nổi trôi theo dòng đời mưu sinh.”
Vâng lạy Chúa!/ Bỏ qua những bộn bề của cuộc sống,/ chúng con xin dành cho bản thân mình một chút thời gian dừng lại,/ thinh lặng để nghỉ ngơi,/ hít thở,/ để biết rằng chúng con đang sống,/ đang hiện hữu./ Mà chính Chúa là Đấng ban lại cho chúng con sự hiện hữu này./ Thế nên,/ một chút thinh lặng cũng là thời gian chúng con nhìn lại bản thân mình trong mối tương quan với Chúa và tha nhân./ Thinh lặng để nhận ra biết bao ân huệ Chúa đã thương ban một cách nhưng không trên mỗi người chúng con.
PHẦN 2: CÁM DỖ NƠI ĐẤT KHÁCH
1.    Tâm tình sám hối
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể!/ Rồi những ngày lạ lẫm nơi đất khách quê người cũng qua/ chúng con mau chóng hoà nhập vào cuộc sống đầy bon chen nơi đây./ Cuộc sống êm ả ngày nào/ giờ trở nên quá đỗi vất vả với cơm áo gạo tiền/ Thế nên nhiều khi chúng con cứ hỏi:/ Chúa ở đâu?/ Tại sao lại để con khổ cực như thế này?/ Chúa ở đâu?/ Tại sao lại không ban cho con một công việc ổn định? /Chúa ở đâu?/ Tại sao không ban cho con như lòng con cầu nguyện./ Chúa đã nói: “anh em cứ xin thì sẽ được”/ mà có bao giờ con thấy Chúa nhận lời con cầu nguyện/. Chúa vẫn cứ thinh lặng,/ như chưa từng hiện diện./ Giữa những khó khăn nhất,/ giữa những đau khổ nhất,/ Chúa có thật không?/ Hay chúng con cầu nguyện chỉ là cầu may hên xui như một canh bạc./ Nhiều lúc,/ niềm tin của chúng con tưởng chừng như tan theo mây khói,/ mất hy vọng/, mất niềm tin./ Bao nhiêu người sống có tin Chúa đâu mà họ vẫn cứ giàu sang./ Bao nhiêu người làm ăn gian dối mà vẫn ung dung tự tại,/ sống hả hê trong sung sướng.
Lạy Chúa,/ cũng chính vì cứ mãi than thân trách phận mà rất nhiều lần trong cuộc sống chúng con còn trách luôn cả Chúa./ Chúng con chỉ biết đòi hỏi theo ý riêng của mình./ Tại sao thế này? /Tại sao thế kia?/ Mà thử hỏi ai trong chúng con dành ra một vài phút thinh lặng để đứng lại,/ để suy nghĩ,/ để đọc ra ý Chúa thông qua những dấu chỉ thường ngày trong cuộc sống./ Để rồi nhận ra tiếng Chúa,/ nhận ra ý Chúa mà thực thi./ Điều quan trọng,/ không phải là được Chúa ban ơn cho những lời cầu nguyện của mình,/ nhưng là nhận ra sự hiện diện của Chúa qua từng biến cố của cuộc sống,/ nhận ra được chúng con có một Người Cha luôn rất mực yêu thương chúng con, /và nhận ra được rằng con là con của Cha,/ tất cả mọi sự của con đều là của Cha/ và tất cả mọi sự của Cha đều là của con./ Và Cha,/ đang ở đây,/ cùng hiện diện với Chúa Giê-su – người anh cả nơi Bí Tích Thánh Thể, /diện đối diện với chúng con,/ cha hiểu chúng con,/ cha luôn dành phần tốt nhất cho chúng con.

Hát Chúa Biết Lòng Con

Lạy Chúa! Vậy đấy,/ nhiều khi những tất bật của cuộc sống khiến chúng con không còn nhớ gì đến Chúa./ Nhiều khi việc đi lễ chẳng còn ý nghĩa gì chỉ ngoài bổn phận giữa đạo mà thôi./ Rồi khi gặp những khó khăn,/ thất bại trong cuộc sống chúng con quay ra trách Chúa tại sao lại không ban cho chúng con như ý chúng con xin./ Vẫn biết ơn Chúa luôn ban dồi dào trên mỗi người chúng con/ và Chúa luôn mong muốn chúng con sống theo Thánh ý Chúa./ Thế mà lạy Chúa,/ vì những yếu đuối của thân phận con người,/ chúng con đã hết lần này đến lần khác phạm tội mà xúc phạm đến chính bản thân chúng con – vốn là Đền thờ của Thánh Thần Chúa,/ xúc phạm đến anh chị em xung quanh bằng lồi sống thờ ơ,/ thiếu bác ái,/ thiều tình người/… và xúc phạm đến Chúa là Đấng chân thật.
Giờ phút này, với hết lòng ăn năn thống hối,/ chúng con thành thật xin lỗi Chúa./ Xin Chúa thương chớ chấp tội và tha thứ cho chúng con./ Như Phêrô ngày nào đã ăn năn thống hối sau khi chối Chúa./ chúng con chẳng còn biết nói gì hơn trong lúc này:/ lạy Chúa,/ Chúa biết lòng con./ Giã như Chúa hỏi chúng con như Phêrô khi xưa:/ “con có yêu mến thầy không?” con xin trả lời:/ “lạy Chúa,/ Chúa biết lòng con luôn yêu mến Chúa.” /Nhưng do mang trong mình thân phận yếu đuối của kiếp người/ đã bao lần con chối Chúa giữa chợ đời, để rồi đời con cứ mãi lênh đênh, xao xuyến, và cô đơn./ Thế nên chỉ dám nói rằng: “Lạy Chúa, Chúa biết lòng con! Amen.
2.    Hát: Chúa Biết Lòng Con - Sáng tác: LM Ân Đức
1. Lạy Chúa! Chúa biết lòng con, Chúa biết lòng con. Chúa biết lòng con muốn yêu mến Chúa, Chúa biết lòng con muốn say mến Chúa. Dẫu tình con phai tàn hoen úa, dẫu đời con bao lần xa Chúa. Nhưng con tin Ngài vẫn đợi chờ, Ngài vẫn đợi chờ.
2. Lạy Chúa! Chúa biết lòng con, Chúa biết lòng con. Chúa biết lòng con vẫn luôn đói Chúa, Chúa biết lòng con vẫn khao khát Chúa. Như mảnh đất khô chờ mưa xuống, như màn đêm mong trời mau sáng, như con thơ trông bóng mẹ về, trông bóng mẹ về.
ĐK.
Hơn một lần đời con bội bạc Tình Chúa, quên lời thề hứa, con lao đao sóng gió ngả nghiêng, con vô tâm chối Chúa từng phen. Để lòng con xao xuyến cô đơn.
3. Lạy Chúa! Chúa biết lòng con, Chúa biết lòng con. Chúa biết lòng con muốn yêu mến Chúa, Chúa biết lòng con muốn say mến chúa. Chúa nhìn con u buồn đôi mắt, Chúa nhìn con cho lòng tan nát: Ôi Giê-su, con muốn trả lời: Yêu Chúa trọn đời.

PHẦN 3: XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
1.    Lời Chúa: Mc 10, 2-12
2.    Chia sẻ
Các bạn di dân thân mến! Nãy giờ chúng ta đã ôn lại 2 chặng đường mà mỗi người chúng ta đều đã trãi qua: Rời bỏ quê nhà, thứ hai là những va vấp lỗi phạm nơi cuộc sống thành thị. Giờ đây thầy mời chúng ta bước qua chặng thứ 3 và cũng và chặng quan trọng trong đời sống chúng ta đó là Xây Dựng Gia Đình. Vâng! Không phải ngẫu nhiên mà Mẹ Giáo Hội chọn năm nay là năm Niềm Vui Đời Sống Gia Đình. Bởi có quá nhiều thử thách khó khăn với các bạn trong thời gian chuẩn bị bước vào đời sống hôn nhân.
 Người Việt nam chúng con có câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, nghĩa là sinh con nếu là trai dù chỉ một đứa cũng là con, nhưng nếu là gái thì có đến mười cũng vẫn không tính. Điều đó cho thấy, từ xưa cha ông chúng ta đã có tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nhất là trong chế độ phong kiến, người phụ nữ không có một quyền lợi cũng như địa vị nào trong xã hội, là người luôn phải phục tùng người nam, lệ thuộc vào người nam. Trong hôn nhân vấn đề này lại càng gay gắt hơn, vì thế mới có câu “xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Người phụ nữ khi lấy chồng thì trong nhờ đục chịu, phụ thuộc vào chồng, chồng chết phải ở vậy thờ chồng… “ trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”. Vấn đề đặt ra là: Có thật sự là người đàn ông được phép có nhiều vợ và muốn lấy ai thì lấy muốn bỏ ai thì bỏ, còn người phụ nữ là chỉ là một sở hữu của người đàn ông? Đó cũng là câu hỏi mà những người Pharisiêu đã hỏi Chúa mà bài Tin Mừng vừa cho chúng ta biết: “thưa Thầy, chồng có được phép rảy vợ mình không?”
Có một em thiếu nhi tâm sự trên một tờ báo như sau: “Ngày ba mẹ ra tòa, con thẫn thờ nhìn ba mẹ cãi nhau. Dù con đã chứng kiến biết bao nhiêu lần như thế, nhưng hôm nay linh cảm báo cho con rằng: con sẽ không được nhìn ba mẹ cãi nhau nữa. Con cố nén dòng lệ cay sè để đón nhận kết quả cuối cùng: con phải xa mẹ hoặc xa ba. Ba mẹ có biết, dù kết quả thế nào, thì đối với con cũng là mất mát như nhau. Điều gì đến cũng phải đến: con mãi mãi xa mẹ, về ở với ba cùng người mẹ kế. Cuộc sống của con giờ như chiếc bóng. Con ý thức được sự hiện diện của mình trong ngôi nhà đôi lúc làm cho niềm vui không vẹn toàn. Hàng ngày, bên cạnh con cũng có tiếng “mẹ” tiếng “ba” nhưng lòng con nặng trĩu khi nghĩ đến thân phận của mình…Mỗi sáng, tự lúc nào con đã không còn ngủ nướng, dù con rất thích. Mỗi buổi đến trường, con không còn nũng nịu để được ba chải đầu và quàng cặp lên vai… trường học nghiễm nhiên trở thành nơi con ỵêu thương nhất, nơi con được hồn nhiên vô tư như ngày nào còn có mẹ có ba…
Mẹ ơi con ước gì … mẹ là mẹ ruột của con chứ không phải là mẹ kế.”
Vâng! Đó là một trường hợp trong vô số những trường hợp các em có cha mẹ li dị ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các em. Em bé kia vẫn còn hạnh phúc vì không bị bỏ rơi. Trong khi đó, biết bao nhiêu em khác đã phải tự mình kếm sống giũa chợ đời khi cha mẹ đã bỏ chúng để đi tìm hạnh phúc mới. Có em đã bỏ nhà ra đi vì không chịu đựng được những cuộc cãi nhau như cơm bữa của cha mẹ hay cha mẹ đánh đập các em một cách vô tội vạ, và đa số trong các em đều vướng vào các tệ nan xã hội, một số các bé gái còn bị xâm hại tình dục, hay bị lừa và bán qua nườc ngoài…và còn biết bao nhiêu mảnh đời bi đát khác nữa. Nguyên nhân do đâu, do các em hư đốn hay do những người lớn đã vô tình hay cố ý đẩy chúng vào đường cùng? Hầu hết các em lao vào các tệ nạn xã hội đều xuất thân trong nhưng gia đình có cha mẹ sống bất hòa luôn gây gỗ, không có hạnh phúc dặc biệt trong nhưng  gia đình cha mẹ li dị. Mà một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự li dị là xuất phát từ quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn quá sâu vào tiềm thức của con người.
Quay lại với lịch sử tạo dựng của Thiên Chúa, trong sách Sáng Thế St(2,18-24)  có đoạn như sau: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy một cái xương sườn của con người ra và lắp thịt thế vào. Đức chúa là Thiên Chúa lấy cái xương sườn đã rút từ con người ra, làm thành một người đàn bà và dẫn đến với con người. Con người nói: Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi! Nàng sẽ được gọi là đàn bà vì đã được rút từ đàn ông ra. Bởi thế người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình và cả hai thành một xương  một thịt”.
Như vậy, ngay từ lúc đầu Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ và có phẩm giá như nhau không ai cao trọng hơn ai. Người đàn ông sẽ gắn bó với người đàn bà, cùng ăn ở với nhau sinh ra con cái. Thế nhưng, vì ông bà nguyên tổ đã lạm dụng tự do phản bội lại Thiên Chúa nên bị mất ơn nghĩa với Ngài. Vì thế tình yêu của ông bà không còn trọn vẹn nữa, đã có những xáo trộn, đã có những nghi ngờ nhau, không tin tưởng vào nhau. Đến thời Chúa Giêsu đến trần gian thì một lần nữa Chúa khẳng định lại cho chúng ta về vấn đề này thông qua việc Chúa trả lời cho những thắc mắc của những người Pharisiêu. Khi những người Pharisiêu hỏi Chúa và để thử lòng Chúa: “thưa Thầy chồng có được phép rẫy vợ mình không?”câu hỏi của những ngươì Pharisiêu cũng là câu hỏi của nhiều bạn trẻ chúng ta đang hiện diện nơi đây. Mặc dù ai trong chúng ta cũng đã biết là không được phép li dị, thế nhưng chúng ta lại không chấp nhận điều đó. Phải chăng đó chính là hậu quả tội mà tổ tông chúng ta đã tự ý cắt đứt ơn nghĩa với Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu, khi xa lìa với Thiên Chúa thì làm sao con người có thể đem lại tình yêu cho nhau được.
Nền luân lý nước Do Thái là nước của Chúa trải qua nhiều biến động, nên các tổ phụ đều chấp nhận đa thê và luật Mô Sê đã cho phép bỏ vợ nếu có lý do chính đáng. Dựa vào điều này nên những người Pharisiêu đã thử lòng Chúa Giêsu để xem Chúa giải quyết ra sao? và Chúa cũng đưa ra quan điểm của Người một cách mạnh mẽ: “sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không đựơc phân ly”. Thật vậy, Chúa đến thế gian không phải là để ban luật mới nhưng là để canh tân luật cũ. Nếu như luật Mô Sê cho phép li dị thì “ngay từ đầu công trình tạo dựng của Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ. Vì thế họ không con là hai nhưng chỉ là một xương một thịt …và như thế luật MôSê ra đời chỉ vì các ông lòng chai dạ đá nên ông Mô Sê mới viết điều răn đó cho các ông”.
 Các bạn di dân thân mến! Sống trong xã hội hôm nay, hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề quan trọng và nhứt nhối. Có quá nhiều cạm bẫy của ma quỷ nhằm phá huỷ gia đình vốn là nền tảng của những tâm hồn ngay lành. Nếu như chúng ta không ý thức và hiểu rõ giá trị của đời sống vợ chồng để cho dục vọng, tiền bạc…và trăm ngàn lý do để vợ chồng không chung thuỷ thì một khi người vợ hoặc chồng nói xấu người bạn đời của mình hay quan hệ với người khác thì phải chăng họ đang nói xấu và làm nhục chính bản thân mình “vì cả hai đã thành một xương một thịt”. Không thể có hạnh phúc trong những gia đình mà chồng đèo bồng, vợ lang chạ, và khi “khi cơm không lành canh không ngọt” thì biết bao nhiêu cảnh hỗn lọạn xảy đến trong gia đình. Vợ chồng sẽ không còn quảng đại và cảm thông cho nhau như trước, không khí gia đình trở nên ngột ngạt nặng nề và sự chia rẽ cũng bặt đầu từ đấy. Nhưng hậu quả để lại trên những đứa con của hai người sẽ ra sao, rồi chúng sẽ đi về đâu? Mặt khác gia đình còn là nền tảng của Giáo Hội là tế bào của Giáo Hội. Nếu tế bào đó không sống, hay bị hư hỏng thì làm sao Giáo Hội phát triển được. Bởi vì khi con người phân li có nghĩa là đau thương, là chết chóc, là mất mát.

Như vậy, qua Lời Chúa chúng ta vừa nghe, Chúa mời gọi mỗi người chúng tahãy xét lại đời sống, suy nghĩ, việc làm của mình về vấn đề tình yêu hôn nhân gia đình, về sự bình đãng giữa hai giới nam và nữ. Một vấn đề rất bình thường nhưng cũng rất quan trọng. Nếu như ngày hôm nay, hầu hết các gia đình gần như đã lệch hướng và xa rời ý muốn của Thiên Chúa, thì nhiệm vụ đưa hôn  nhân trở về vị trí cũ không phải là nhiệm vụ của một nhóm nào, cá nhân nào, của các Giáo mục, linh mục mà là của mỗi bạn trẻ chúng ta.

Lạy Chúa! Xin cho mỗi người chúng con luôn có nhận thức đúng đắn về phẩm giá của mỗi người, bỏ đi tư tưởng trọng nam khinh nữ. Xin cho chúng con luôn biết trông cậy vào Thiên Chúa là nguồn mạch của tình yêu, để kín múc tình yêu đó và làm cho tình yêu trong gia đình luôn được triển nở để không còn những bất hạnh đổ vỡ trong gia đình. Xin cho các bạn trẻ chúng con biết ý thức lại lối sống của mình. Nhất là về vấn đề tình yêu hôn nhân gia đình, để chúng con có sự lựa chọn tương lai cũng như bạn đời của mình một cách đúng đắn. Và xin cho chúng con là những kitô hữu luôn biết rao truyền lời Chúa biết noi gương tình yêu của Chúa, để chúng con cũng biết chia sẻ tình yêu đó cho mọi người, và để người khác có thể nhận ra chúng con là môn đệ của Chúa vì: “cứ dấu này,người ta sẽ nhân ra được anh em là môn đệ của Thầy là anh em hãy yêu thương nhau” Amen./.


PHẦN 4: LỜI NGUYỆN 
Lời nguyện kết
Phép lành Mình Thánh

Hát kết: Xin Vâng

MAPHUC,SSS